Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đến 1933 là một trong những cuộc khung hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của các quốc gia khu vực. Vậy nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933 là gì?.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 được xác định là một trong những cuộc khung hoảng kinh tế gây ra những hậu quả và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của các khu vực. Hậu quả cho hầu hết các quốc gia trên thế giới vào thời điểm đấy và ảnh hưởng nặng nề.

Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn nhằm đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các nước tư bản. Nhưng vấn đề là cung vượt quá cầu, người dân không tiêu thụ hết, vô hình chung đã tạo ra sự mất cân bằng về cung cầu, tiền bị mất giá, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nặng nề.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 phát sinh ra vấn đề là cung vượt quá cầu kéo theo hệ lụy nền kinh tế đi xuống trầm trọng. Các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn để đem lại lợi nhuận khổng lồ mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường. Từ đó khiến cho đời sống nhân dân ngày một nghèo đói, được coi là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa,hàng hóa bị tồn đọng nặng nề. Mối quan hệ giữa những tầng lớp, giai cấp trong xã hội xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi liên tiếp nổ ra. Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 trái ngược với cuộc khủng hoảng năm 1919-1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.

nguyen-nhan-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-1929-la-gi

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 là gì?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bắt đầu nổ ra từ Mỹ, khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái kiệt quệ, các cơ sở sản xuất phải đóng cửa đồng loạt. Vào 9/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề công nhân thất nghiệp, ô tô giảm 90%, sản lượng công nghiệp giảm 50% vì trì trệ với gang thép giảm 75%.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng có Mỹ mà còn ảnh hưởng đến hang loạt các quốc gia tư bản khác như Anh và Pháp. Nền công nghiệp Pháp giảm 30%, thu nhập quốc dân giảm 30%, nông nghiệp giảm 40%.

Ở Anh, sản lượng gang cũng giảm sút 50%, thương nghiệp giảm nặng nề đến 60%, thép giảm gần 50%.

hang-ngan-nguoi-that-nghiep-xep-hang-dai-trong-cuoc-khung-hoang

Hàng ngàn người thất nghiệp xếp hàng dài trong cuộc khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm về bản chất thì à sự tham lam, tàn độc của đế quốc và bọn thực dân. Dẫn tới sự tiêu điều các nước tư bản bắt đầu xuất hiện sự lục đục trong nội bộ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này dẫn tới tình cảnh người dân khốn cùng. Khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản, tầng lớp nông dân và địa chủ càng trở lên xấu đi. Buộc phải đứng lên đấu tranh để giải thoát cho chính mình, các cuộc bạo loạn nổ ra ở khắp nơi trên thế giới.

Chính cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến cao trào cách mạng, kích động ra sự mâu thuẫn giữa chính các quốc gia đế quốc với nhau. Các nước đã tranh giành tài nguyên, đất đai và tài sản của mình đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh thế giới với âm mưu chính là chia lại thế giới. Cuộc khủng hoảng này chính là ngòi nổ châm bùng lên chiến tranh thế giới thứ 2.

Cuộc khủng hoảng kinh tế có phạm vi, quy mô:

– Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản

– Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sau đó lan sang các ngành kinh tế khác.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933

Nạn thất nghiệp

Ở Mỹ, con số thất nghiệp đã lên đến 17 triệu người riêng năm 1933. Người nông dân bị phá sản đi ra thành phố sống lang thang.

Ở Anh, năm 1931 đã có hơn 3 triệu người thất nghiệp

Lương giảm

Tiền lương bị giảm xuống đáng kể thời điểm đó chỉ còn 56%, Pháp thì lương giảm từ 30 đến 40%, tại Anh thì sụt giảm còn 66%. Có đến hàng nghìn người chết đói mỗi năm. Giá đồng bạc cũng bị sụt giảm đời sống của người dân khốn cùng.

 Khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm các nước tư bản tiêu điều, nội bộ lục đục và sục sôi. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 dẫn tới cao trào cách mạng mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và vô sản, bọn tư bản đàn áp khốc liệt. Các nước đế quốc đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, bùng lên ngọn lửa chiến tranh thế giới thứ hai. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tiến hành phát động chiến tranh, Anh, Pháp tích thực hiện cải cách kinh tế, xã hội.

Công nhân và nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đã nổi dậy để đấu tranh

 Các cuộc đấu tranh của người dân nổ ra. Nước Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, sản xuất ở Việt Nam đình trệ, ruộng đất bỏ hoang. Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về, bọn thực dân tăng cường bóc lột nhân dân, tăng sưu thuế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Trong thời gian này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp nên bị chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Pháp đẩy mạnh việc bóc lột ở các nước thuộc địa của mình. Cụ thể:

  • Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta khiến ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
  • Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương dùng ngân hàng Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp
  • Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
  • Bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn vì không thể buôn bán và sản xuất.
  • Lúa gạo trên thị trường bị mất giá, ruộng đồng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang
  • Lúa gạo Việt Nam không thể xuất khẩu, công nhân thất nghiệp ngày càng đông đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam bị vào cảnh khó khăn khốn cùng.
  • Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp. Nhà buôn nhỏ đóng cửa vì không bán được hang
  • Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng làm cho những người có việc làm thì tiền lương cũng bị giảm từ 30 đến 50%.
  • Ruộng đất bị bỏ phí, xuất khẩu đình đốn, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
  • Bộ phận tư sản dân tộc bản địa lâm vào tình trạng khó khăn vì không sản xuất được
  • Thực dân Pháp tăng sưu thuế tăng lên gấp 2, 3 lần khiến cuộc sống của dân ta khốn khổ đến tột cùng.
  • Công nhân thất nghiệp, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, tiền lương công nhân bị giảm từ 30 – 50%,
  • Thực dân Pháp còn tăng sưu thuế lên gấp 2, 3 lần cùng với việc tăng tốc các chính sách khủng bố dập tắt trào lưu cách mệnh Việt Nam.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 khiến kinh tế bị tàn phá nặng nề là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 không chỉ các nước tư bản ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn nước thuộc địa và phụ thuộc.
  • Khủng hoảng này đã làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản các nước tư bản với nhau càng thêm gay gắt.
  • Chính trị bất ổn, xã hội loạn với các cuộc đấu tranh, kinh tế khủng hoảng khiến biểu tình triền miên khắp nơi oán than và căm phẫn. 
  • Các nước tăng cường chạy đua vũ trang để sẵn sang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới
  • Hình thành 2 khối đế quốc đối đầu với nhau bên là Mỹ, Anh, Pháp, một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho các bạn nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933 đã tàn phá nặng nề về nền kinh tế, xã hội chung cả thế giới không riêng gì Việt Nam. Có rất nhiều tài liệu khác nhau nói về cuộc khủng hoảng này bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet để có cái nhìn bao quát nhất. Cả thế giới tới nay vẫn nhắc về cuộc khủng hoảng này và phải mất rất nhiều năm để xây dựng và phục hồi lại.

 

 

Rate this post
Trồng trọt