Kinh tế biển là gì? Kinh tế biển gồm những thành phần nào?

Kinh tế biển là gì? Kinh tế biển gồm những thành phần nào?

Hiện nay, kinh tế biển có đóng góp to lớn và trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Vậy kinh tế biển là gì? Có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước nhà.

Kinh tế biển là gì?

Kinh tế biển (Kinh tế đại dương – Ocean Economy) bao gồm các hoạt động kinh tế theo ngành, liên ngành liên quan tới biển, đại dương, đường bờ biển; bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, các hoạt động kinh tế sử dụng các nguồn lực từ biển và các hoạt động kinh tế hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển để phục vụ đời sống con người và mang lại lợi ích cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Các hoạt động kinh tế sử dụng các nguồn lực từ biển và hoạt động kinh tế hỗ được diễn ra ở bất kỳ đâu, kể cả các vùng đất cách xa biển.

Kinh tế biển là gì?
Kinh tế biển là gì?

Xem thêm: Kinh tế tri thức là gì?

Tiềm năng phát triển kinh tế biển tại Việt Nam

Phát triển giao thông đường biển        

Nước ta có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép vận chuyển nhanh chóng, thuận lợi hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, cũng như đi đến các nước trong khu vực và thế giới

Với vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng biển; không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển thuận lợi để phát triển các khu kinh tế.

Khai thác và chế biến khoáng sản

Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Đặc biệt, tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Thời gian qua, ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Ngoài ra, ven biển nước ta đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quý, như: titan, ziacon, xeri. 

Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.

Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

Nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế, như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. 

Tiềm năng phát triển nền kinh tế biển
Tiềm năng phát triển nền kinh tế biển

Tìm hiểu thêm: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Dọc ven biển có trên 37 nghìn héc-ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: tôm, cua, rong câu… Ngoài ra, còn có hơn 50 nghìn héc-ta các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong,… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.

Phát triển du lịch biển

Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những năm gần đây, ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh tế biển, với tiềm năng phát triển kinh tế biển mà thiên nhiên mang tặng cho nước ta kinh tế nước nhà ngày càng phát triển và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.

Rate this post
Trồng trọt