Nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã làm cho các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, tác động đến nhiều lĩnh vực các nền kinh tế, trong đó có nền kinh tế của nước ta. Vậy nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 là gì?.
Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Bắt đầu từ năm 2001 do lạm phát bị đầy lui và lãi suất hạ, sau vụ khủng bố 11-9. Cuộc khủng hoảng tài chính cũng bắt đầu từ đây. FED đã bơm tiền vào nền kinh tế của Mỹ giảm dần lãi suất cơ bản xuống còn 1% vào giữa năm 2003. FED đã giữ lãi suất quá thấp như vậy trong một thời gian quá dài. Việc vay tiền ngân hàng dễ dàng vì đã nới lỏng tiền tệ nhưng đồng thời nó cũng làm đồng tiền bị mất giá và dẫn tới lạm phát.
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nguyên nhân là gì?
Những khoản vay lãi suất thấp kích thích việc mua nhà, các ngân hàng thương mại và đầu tư vào thời điểm 2006-2007 đã kích thích những đối tượng vay ít tin cậy vay mua nhà. Dù họ ít có khả năng và thậm chí không có khả năng trả nợ. FED đã không kiểm soát được, lãi suất thấp đã khiến cho nhiều người đổ xô đi mua nhà khiến các ngân hang cho những người không có khả năng trả nợ vay. Ngân hàng cho rằng, những người vay ngân hàng không trả được nợ sẽ bị tịch thu nhà. Tuy nhiên giá nhà lên đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm, các ngôi nhà ngân hàng đang sở hữu lại có giá trị thấp và nó không đủ bù đắp giá trị của các khoản vay.
Hệ thống tài chính hùng mạnh bị điêu đứng vì những loại tín dụng địa ốc được hình thành do việc cho vay mua nhà.
Đảng và Chính phủ đã có nhiều giải pháp kích cầu hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tại Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế đã có rất nhiều biện pháp với các gói tài chính kích cầu nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khan. Thế giới suy thoái nặng nề, đến nay các giải pháp kích cầu đó đã không mang lại nhiều kết quả mong muốn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng ra trên toàn thế giới trên nhiều mặt như xuất nhập khẩu giảm sút, kinh tế tăng trưởng thấp, thất nghiệp và đói nghèo tăng lên, sản xuất đình đốn đã làm cho các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh so với năm 2008, các nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng âm. Điều đáng chú ý đầu tư của Trung Quốc đã giảm 9,5% trong tháng 3. Đầu tư và thương mại trên thế giới tiếp tục giảm sút mạnh xuất khẩu giảm liên tục từ tháng 12/2008 đến nay.
Tình hình suy thoái kinh tế thế giới ở các nước liên tục tăng lên đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 năm 2009 ở Ca-na-đa là 8%, ở Hàn Quốc là 4%, 5,7% tại Úc, 13,2 triệu người bị mất việc làm ở Mỹ.
Nhiều nền kinh tế châu Á và Đông Âu đánh giá bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế tệ hại nhất tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 âm khoảng 6-9%.
Tình hình kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng đến nay vẫn chưa được rõ nét và tác động mạnh vào nền kinh tế nước ta. Các giải pháp kích cầu của Chính phủ cuối năm 2008 đã có tác động tích cực. Các gói kích cầu phát huy tác dụng vì các tháng đầu năm 2009 trong thời gian khai đầu tư sản xuất và kinh doanh.
Các gói kích cầu được Chính phủ đưa ra ngăn chặn suy giảm kinh tế trên các mặt sau:
- Làm cho các tổ chức, cá nhân bớt khó khăn vì sự thiếu vốn sản xuất kinh doanh bởi suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến.
- Lượng tiền lớn ra thị trường sẽ giúp cho mọi đối tượng có thêm thu nhập. Đây chính là giải pháp tạo ra cầu nội địa nội địa mới, làm tăng sức mua của thị trường, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh kích thích khả năng tiêu thụ hàng hóa
- Tạo điều kiện an sức dân và bảo đảm an sinh xã hội
- Cung cấp một nguồn lực tài chính để giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có vốn đầu tư phát triển. Tạo nguồn thu nhập cho nền kinh tế, cung cấp thêm cho xã hội một lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Gói kích cầu đã tạo ra việc làm mới giúp làm giảm bớt sự căng thẳng, cho các doanh nghiệp hay cá nhân có điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
- Gói kích cầu cũng giảm, hoàn và miễn thuế cho người nghèo ở những dịp lễ tết quan trọng
- Hỗ trợ 4% lãi suất để đầu tư sản xuất kinh doanh, sau đó se hạ giá thành khi giá cả hàng hóa giảm mạnh
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện vay được nguồn vốn rẻ sản xuất nhằm vượt qua khó khan
- Xây nhà giá rẻ cho cán bộ và người có thu nhập thấp để người có thu nhập thấp có được ngôi nhà để ở và kích thích trở lại của thị trường bất động sản.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Cuộc khủng hoảng được đánh giá là “tồi tệ nhất” kể từ sau (1929 – 1930). Kinh tế thế giới suy giảm mạnh năm 2008, gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhiều cơ quan tăng trường kinh tế chậm lại không chỉ ở Mỹ, Nhật Bản mà còn ở Trung Quốc, Ấn Độ.
Khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho nền kinh tế thế giới qua các kênh thương mại, đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP này chỉ đạt 1,5% năm 2008. Kinh tế Mỹ – đầu tầu của nền kinh tế thế giới, chỉ đạt mức GDP là 1,4%.
Cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho nền kinh tế thế giới sa sút mạnh
Cuộc khủng hoảng tài chính đã giáng đòn mạnh lên châu Âu, tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức thấp nhất đẩy nhiều nước rơi vào tình trạng gần kề suy thoái. Nước Anh là một trong những nước bị chịu ảnh hưởng nặng nhất vì chịu tác động của tín dụng, thị trường nhà đất và thị trường tài chính. Theo đó, kinh tế I-ta-li-a tăng trưởng âm 0,2% so với mức tăng 1,5% năm 2007.
Thị trường dầu mỏ và lương thực toàn cầu cũng phải chịu tác động của sự bất ổn trên thị trường tài chính. Tăng trưởng GDP các nền kinh tế đang phát triển đạt 6,6% năm 2008. Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngành hàng tiêu dùng, xuất khẩu.
Trong 5 năm gần đây, Mỹ chống chọi với những khó khăn này tương đối tốt, giờ đây, tất cả các nền kinh tế trong khu vực không còn quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Mỹ đã thay đổi chiến thuật củng cố chính sách tiền tệ, có những tiến bộ trong việc giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô hệ thống tài chính cũng trở nên vững chắc hơn.
Giải pháp kích cầu
Giải pháp kích cầu là giải pháp ngắn hạn, để cho nền kinh tế tăng trưởng và hiệu quả trong đó đặt hiệu quả kinh tế – xã hội lên hàng đầu. Do vậy, bên cạnh các chính sách kích cầu tăng vốn, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, tăng vốn đầu tư thì đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Phải quan tâm đến các giải pháp dài hạn hơn như tập trung đầu tư vào các dự án đưa vốn vào các dự án tạo ra sức mua mới của hàng hoá.
Một trong những ưu tiên đó là đầu tư vào các dự án tạo ra nhiều việc làm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Không nên đầu tư tràn lan, dàn trải tạo ra sự chuyển biến đưa nông nghiệp, nông thôn ngày một hiên đại.
Phải đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền tệ, tín dụng vì hiện nay đang có xu thế lỏng lẻo quá giới hạn cho phép nên cần quan tâm tới chất lượng tín dụng. Tuy nhiên không nên bỏ qua những điều kiện và đòi hỏi cần thiết. Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, ển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Áp dụng các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu trước mắt là tăng cầu trong nước. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, giảm xuất nhập khẩu giảm bớt nhập siêu. Hỗ trợ xuất khẩu và ưu đãi cho sản xuất hàng xuất khẩu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Có các gói giải pháp hỗ trợ kinh tế lên đến nhiều nghìn tỷ USD.
Từ giữa năm 2009 cuộc khủng hoảng dây chuyền của hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới cũng được khuất phục và có thể hồi phục trong năm 2010.