Nền kinh tế truyền thống từ trước tới nay luôn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì kinh tế chia sẻ lại được nhiều người hướng đến. Cùng tìm hiểu kinh tế chia sẻ là gì và những lợi ích của việc này qua bài viết dưới đây.
Kinh tế chia sẻ là gì?
Một số nền tảng hiện nay đang áp dụng mô hình này có thể kể đến rõ ràng nhất là Uber, Grab, Airbnb,… Những nền tảng này chủ yếu đang vận hành theo hình thức là trung gian kết nối những người có tài sản dư thừa với những đối tượng có nhu cầu sử dụng tài sản.
Có thể coi rằng, công nghệ là một trong những yếu tố cốt lõi góp phần không hề nhỏ vào việc phát triển vận hành nền kinh tế chia sẻ hiện nay. Các công ty công nghệ thường áp dụng mô hình này.
Họ sử dụng internet, và data của họ để có thể tối ưu hóa việc kết nối những nhà cung ứng và khách hàng với nhau. Rồi từ đó tạo ra nhiều giá trị tích cực cho xã hội.
Chia sẻ tài sản được sử dụng một cách có ích là điều mà ai cũng có thể làm. Có thể bạn đã từng cho ai đó ngủ chung phòng, hoặc cho ai đó mượn xe. Tất cả những thứ đó đều được coi là chia sẻ. Khi nền kinh tế này xuất hiện hầu hết chúng ta đều thấy được những lợi ích vô cùng tốt của nó.
Lợi ích của việc kinh tế chia sẻ
Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Giao Dịch
Click ngay: 7 vùng kinh tế để biết các vùng kinh tế trọng điểm
Ở trong mô hình kinh tế chia sẻ, những giao dịch giữa khách hàng và nhà cung ứng luôn luôn có trung gian đứng ra để bảo lãnh. Ví dụ như nền tảng Airbnb, các chủ nhà luôn luôn được kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt.
Và điều tương tự cũng xảy ra đối với khách hàng, việc này sẽ giúp cho cả 2 bên đều đảm bảo được an toàn cho riêng mình. Sẽ không có những trường hợp như nhà không giống ảnh, hay dịch vụ quá tệ, hay bùng tiền thuê nhà,…
Tất cả những rủi ro mà trước đây bạn luôn lo lắng sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ bởi các trung gian kết nối. Điều này cho phép người dùng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch hay cho thuê bất cứ tài sản nào.
Cơ Hội Việc Làm
Việt Nam không phải là một đất nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thế nhưng vấn đề là không có quá nhiều nghề cho chúng ta lựa chọn. Và kinh tế chia sẻ đã giúp chúng ta cải thiện phần nào tình trạng này. Nó mở ra thêm cho xã hội rất nhiều cơ hội việc làm, cũng như đa dạng hóa được số lượng nghề nghiệp tại Việt Nam.
Giảm Thiểu Tình Trạng Lãng Phí Tài Sản
Tại sao mô hình kinh tế chia sẻ lại có thể giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên có sẵn? Hãy hiểu đơn giản như thế này, giả sử bạn có một chiếc xe bỏ trống không dùng đến. Và có một người lại đang có nhu cầu sử dụng chiếc xe đó của bạn.
Trong trường hợp cả hai người cùng bắt tay nhau để chia sẻ tài sản. Đôi bên cùng có lợi, người sở hữu tài sản sẽ thu về một khoản chi phí. Người có nhu cầu sử dụng tài sản thì sẽ giải quyết được vấn đề của họ.
Click ngay: 5 hình thái kinh tế xã hội để biết thêm về những điều đặc biệt
Ngược lại, nếu cả hai không cùng chia sẻ tài sản với nhau. Thì chiếc xe của người sở hữu chỉ nằm yên đó và không làm gì, còn người cần xe thì có thể họ sẽ phải bỏ một khoản chi phí lớn ra để mua một chiếc xe. Nhìn rộng hơn nữa, nếu ở trên thế giới có rất nhiều người như vậy, thì các nhà sản xuất sẽ phải sản xuất thêm rất nhiều xe để đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Vậy nên mô hình kinh tế chia sẻ chính là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu tình trạng này. Nó giúp cho những người sở hữu tài sản kiếm được tiền từ những tài sản đang bỏ trống và cũng giúp những người có nhu cầu sử dụng tài sản tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc phải bỏ tiền ra để mua một món tài sản mới.
Nhờ đó, mà nó có thể giúp xã hội tận dụng tối đa được những tài nguyên có sẵn và giảm được một lượng tài nguyên lớn để sản xuất.
Trên đây là Kinh tế chia sẻ là gì và những lợi ích của việc này. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.