Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia.
1. Kinh tế du lịch là gì?
Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia.
Kinh tế du lịch nhằm khai thác tài nguyên có sẵn của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngành kinh tế du lịch gồm 2 loại:
Du lịch trong nước: là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó.
Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà khách du lịch của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan di lịch tại quốc gia khác.
Xem thêm: 3 khu kinh tế đặc biệt của nước ta nằm ở đâu, đặc khu kinh tế có đặc điểm gì?
2. Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch
Tính tổng hợp, liên ngành: ngành du lịch cũng như các ngành khác, đều có mỗi quan hệ liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, tài nguyên môi trường, thể thao văn hóa…
Tính xã hội hóa: tức là ngành kinh tế du lịch thu hút mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia.
Tính xanh và sạch: Đây được đánh giá là ngành công nghiệp không khói, có xu hướng tích cực bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Tính lợi ích và hiệu quả kinh tế cao: phải khẳng định rằng kinh tế du lịch đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần tăng ngân sách và mức đô tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia.
Click ngay: Tìm hiểu 4 thành phần kinh tế hiện nay
3. Vai trò của kinh tế du lịch đối với hội nhập quốc tế
Có thể nói kinh tế du lịch là chiếc chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa quốc gia tác động mạnh mẽ đến tổng sản phẩm quốc nội GDP; ngân sách nhà nước; tổng vốn đầu tư; công nghệ hiện đại; tổng kim ngạch xuất khẩu; nền văn hóa đa dạng.
Kinh tế du lịch góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế: Kinh tế du lịch là ngành sản xuất ra sản phẩm du lịch để cung ứng ra thị trường với sự kết hợp của một chuỗi các dịch vụ khác nhau, để có được sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi phải có sự phân công lao động, chuyên môn hóa rất cao trong các công đoạn, phân khúc sản phẩm.
Kinh tế du lịch góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực và quốc tế: thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, đòi hỏi sự liên kết mở rộng, giao lưu kinh tế và văn hóa.
Kinh tế du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế: đây là kênh quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Việc phát triển kinh tế du lịch góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh của quốc gia đối với nhiều nước khác trên thế giớ; có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; có cơ hội liên kết mở rộng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch mới.
Tuy nhiên để phát triển kinh tế du lịch cũng đối mặt với một số thách thức như làm tăng sự phụ thuộc về khách du lịch của các quốc gia vào thị trường nước ngoài hoặc tạo ra những thách thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Kinh tế du lịch là gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.