GDP là các chỉ số kinh tế mà chúng ta thường xuyên được nghe trong các bản tin thời sự về tài chính. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu GDP là gì và ý nghĩa của GDP đối với kinh tế quốc gia ra sao, thông tin sẽ được cập nhật cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
GDP là gì?
Trước hết, ta cần biết GDP là viết tắt của từ gì? Chỉ số GDP có tên tiếng Anh đầy đủ là Gross Domestic Product, nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội, hoặc tổng sản phẩm nội địa.
Hiểu một cách cụ thể và đầy đủ hơn, GDP là tổng giá trị (quy đổi ra thành tiền) của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Bất kể người sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ ở trong nước hay ngoài nước, hay bất cứ ngành nghề nào, miễn là người đó là công dân của một quốc gia thì giá trị sản phẩm và dịch vụ làm ra sẽ được tính vào GDP của quốc gia đó. Như vậy, cộng đồng Việt kiều cũng đóng góp một phần đáng kể cho tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Vậy còn GDP per capita là gì hay GDP đầu người là gì? 2 khái niệm này giống nhau, đều phản ánh mức thu nhập và đời sống của người dân tại một quốc gia, được tính bằng cách chia GDP của cả quốc gia cho tổng số dân của nước đó. Theo thống kê năm 2017 của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có mức GDP bình quân đầu người cao nhất là Qatar (129.726USD/người/năm), Luxembourg (101.936USD/người/năm), Macao (96.147USD/người/năm), Singapore (87.082USD/người/năm) và Brunei (79.710USD/người/năm). Còn ở Việt Nam, GDP per capita là 2.385USD/người/năm, ở mức trung bình thấp so với thế giới.
Việt Nam có mức GDP đầu người không cao
>>>>Xem thêm: Phụ nữ đóng vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế gia đình?
Cách tính chỉ số GDP
Có 3 cách tính thông dụng nhất của chỉ số GDP được áp dụng tại Việt Nam là phương pháp tính tổng chi tiêu, phương pháp tính theo thu nhập và phương pháp tính theo giá trị gia tăng.
- Phương pháp tính tổng chi tiêu
Với phương pháp này, GDP của một quốc gia được tính bằng tổng số tiền mà mỗi hộ gia đình dùng để mua sắm và sử dụng các dịch vụ trong quốc gia đó.
Công thức tính như sau: GDP = C + I + G + NX
Trong đó, C là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình. I là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư. G là tổng giá trị chi tiêu của chính quyền. Và NX là xuất khẩu ròng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Phương pháp tính theo thu nhập
GDP tính theo phương pháp này bằng tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê trong nền kinh tế nội địa.
Công thức tính như sau: GDP = W + R + I + Pr + Ti + De
Trong đó, W là tiền lương. R là tiền thuê. I là tiền lãi. Pr là lợi nhuận. Ti là thuế gián thu ròng, nghĩa là các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất. De là khấu hao tài sản cố định.
- Phương pháp tính theo giá trị gia tăng
Phương pháp tính GDP này khá đơn giản, chỉ cần cộng tất cả các giá trị gia tăng của nền kinh tế.
Công thức tính như sau: GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian + Thuế nhập khẩu.
Trong đó, giá trị tăng thêm có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư…
Có 3 phương pháp tính GDP hiện nay được áp dụng tại Việt Nam
>>>>Xem thêm: Nền kinh tế Trung Quốc 2018 có gì nổi bật?
Ý nghĩa của chỉ số GDP
GDP là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Các chuyên gia dùng chỉ số này để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nghiên cứu sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian.
Khi GPD giảm, nền kinh tế sẽ xấu đi, dẫn đến suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền…, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp và đời sống của người dân. Do đó, mỗi quốc gia đều cần duy trì chỉ số GDP tăng theo thời gian.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, GDP là tổng số tiền mà mỗi quốc gia thu được thông qua tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Một quốc gia muốn phát triển phải có GDP cao và tăng dần.