Kinh tế nông nghiệp là gì?

Kinh tế nông nghiệp là gì?

Kinh tế nông nghiệp là một trong những ngành học trong nhóm ngành Kinh tế quan trọng nhiều sinh viên theo đuối hiện nay. Vậy kinh tế nông nghiệp là gì?, chương trình học kinh tế nông nghiệp ra sao?.

Khái niệm ngành Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural Economics) là môn khoa học xã hội đào tạo về các hoạt động nghiên cứu kinh tế, là môn khoa học xã hội ngành học kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp. Nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi nông nghiệp.

Sinh viên theo học ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đem lại. Kinh tế xã hội giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu kinh doanh để sử dụng và khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hiệu quả. Kinh tế nông nghiệp cũng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tối ưu hóa sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp bằng cách sẽ áp dụng lý thuyết kinh tế nông nghiệp là chính.

kinh-te-nong-nghiep-la-tien-de-vat-chat-cua-su-doi-moi-cac-quan-he-kinh-te

Kinh tế nông nghiệp là tiền đề vật chất của sự đổi mới các quan hệ kinh tế

Kinh tế nông nghiệp tập trung tối đa hóa nâng cao năng suất cây trồng bắt đầu như một nhánh của kinh tế học đảm bảo duy trì một hệ sinh thái tốt. Kinh tế nông nghiệp sẽ nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp liên quan đến việc sử dụng đất. Kinh tế nông nghiệp cũng nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi nông nghiệp của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Kinh tế nông nghiệp là tiền đề vật chất của sự đổi mới các quan hệ kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn theo định hướng XHCN. Kinh tế nông nghiệp có các quan hệ mật thiết với môn khoa học kinh tế, các môn quản trị kinh doanh và cơ sở sản xuất nông nghiệp để lấy kinh tế chính trị và kinh tế học vĩ mô làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp sử dụng các phương pháp như:

  • Phương pháp thống kê thu nhập và sử dụng số liệu, phân bổ, so sánh
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp chuyển khảo
  • Phương pháp RRA xây dựng và dự án có người dân tham gia

Nông nghiệp hiện nay đang là ngành sản xuất mũi nhọn của nước ta. Được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và các nước lân cận. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp từ nông nghiệp nông thôn và trở thành một xu thế. Ngành kinh tế nông nghiệp là ngành thế mạnh của Việt Nam với nhiều lợi thế về cả tự nhiên và xã hội. Việt Nam là đất nước thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ sinh thái cây trồng và vật nuôi phát triển rất đa dạng. Diện tích đất dành cho nông nghiệp ở nước ta còn nhiều nên dễ dàng phát triển nông nghiệp hoặc vùng chuyên canh cây trồng lớn. Người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó ngày công lao động tương đối thấp so với nhiều nước khác. Các sản phẩm máy móc công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được ưu tiên hỗ trợ miễn thuế GTGT. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam hiện đã và đang nằm trong top đầu xuất khẩu có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, cá tra, tôm, gỗ.

Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay có đa dạng ngành nghề nên là cơ hội lớn cho các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Với nhiều lợi thế tự nhiên và xã hội của nước ta, việc phát triển kinh tế được cần sự đóng góp từ các bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp.

Các ngành nghề cần chú trọng trong phát triển kinh nông nghiệp

Nghề trồng trọt, chăn nuôi

Nghề trồng trọt chăn nuôi là gốc rễ của phát triển kinh tế nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp hiện nay khá dư dả nên việc thu gom đất nông nghiệp cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Khó nhất là tìm được sản phẩm phù hợp cùng các kỹ thuật mới để tăng năng suất tìm đầu ra xuất khẩu.

nghe-trong-trot-chan-nuoi-la-goc-re-cua-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep

Nghề trồng trọt chăn nuôi là gốc rễ của phát triển kinh tế nông nghiệp

Chế biến nông sản

Chế biến nông sản cũng là ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Chế biến nông sản hướng tới tạo ra các sản phẩm mới chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Kinh doanh nông nghiệp

Kinh doanh các sản phẩm mới phục vụ nông nghiệp kinh doanh máy móc công nghệ máy bay nông nghiệp, các loại máy thu hoạch máy canh tác, máy hỗ trợ chế biến, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Mô hình kinh doanh rau sạch kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc nông nghiệp.

Các trường đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp

Chi tiết những trường tuyển sinh chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp trong năm 2021 như sau:

  • Khu vực miền Bắc

Trường đào tạo

Điểm chuẩn 2021

 

26.95

Đại học Nông lâm Thái Nguyên

15.0

Đại học Tân Trào

15.0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

17.0

  • Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Trường đào tạo

Điểm chuẩn 2021

Đại học Kinh tế Huế

16.0

Đại học Hà Tĩnh

15.0

  • Khu vực miền Nam

Trường đào tạo

Điểm chuẩn 2021

Đại học Cần Thơ

24.5

Các khối thi ngành Kinh tế nông nghiệp

Các khối thi xét tuyển vào ngành Kinh tế nông nghiệp vào các trường đại học phía trên gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)

Một số trường cũng có các khối ngành Kinh tế nông nghiệp cho sinh viên lựa chọn như:

  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa học)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C08 (Văn, Hóa học, Sinh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp trong bảng dưới đây.

 

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

 

Lý luận chính trị

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật

5

Pháp luật đại cương

6

Địa lý kinh tế

7

Khoa học môi trường

8

Quản lý nhà nước về kinh tế

9

Tâm lý học đại cương

10

Xã hội học đại cương

 

Ngoại ngữ

11

Tiếng Anh cơ bản 1

12

Tiếng Anh cơ bản 2

13

Tiếng Anh cơ bản 3

 

Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường

14

Tin học ứng dụng

15

Toán ứng dụng trong kinh tế

16

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

 

Giáo dục thể chất

 

Giáo dục quốc phòng – an ninh

 

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

 

Kiến thức của khối ngành

17

Kinh tế vi mô 1

18

Kinh tế vĩ mô 1

19

Nguyên lý kế toán

20

Quản trị học

21

Tài chính – tiền tệ 1

 

Kiến thức ngành, chuyên ngành

 

Kiến thức chung của ngành

22

Kinh tế vi mô 2

23

Kinh tế vĩ mô 2

24

Kinh tế môi trường

25

Kinh tế phát triển

26

Phương pháp nghiên cứu

27

Marketing căn bản

28

Luật kinh tế

 

Kiến thức chuyên sâu của ngành

29

Kinh tế nông nghiệp

30

Kinh tế lâm nghiệp

31

Kinh tế nuôi trồng thủy sản

32

Lập và quản lý dự án phát triển nông thôn

33

Hệ thống nông nghiệp và tài nguyên

34

Phát triển nông thôn

35

Marketing nông nghiệp

36

Kinh tế nông hộ và trang trại

37

Phân tích chính sách nông nghiệp

38

Phân tích lợi ích – chi phí

39

Quản trị kinh doanh nông nghiệp

40

Kinh tế tài nguyên

41

Kinh tế và quản lý tài nguyên tái sinh

42

Thị trường và giá cả

43

Quản trị chất lượng trong nông nghiệp

44

Các phương pháp nghiên cứu nông thôn

45

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

46

Chuỗi giá trị nông sản

47

Thương mại và môi trường

48

Quản lý môi trường nông nghiệp

49

Kinh tế lượng

 

Kiến thức bổ trợ

50

Thống kê nông nghiệp

51

Đánh giá tác động môi trường

52

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

53

Chăn nuôi cơ bản

54

Kỹ thuật trồng trọt

55

Môi trường và phát triển

56

Tiếng Anh chuyên ngành

 

Thực tập nghề nghiệp

57

Thực tập nghề nghiệp

 

Thực tập cuối khóa

58

Khóa luận cuối khóa

59

Chuyên đề tổng hợp

60

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Theo Đại học Kinh tế – Đại học Huế

Cơ hội việc làm ngành Kinh tế nông nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp có thể làm ở các vị trí công việc như:

  • Làm việc tại các tổ chức kinh tế như doanh nghiệp cán bộ quản lý kinh tế và nghiên cứu kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp
  • Nhân viên dự án nghiên cứu kinh tế xã hội trong khu vực nông thôn
  • Tự tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Làm việc tại các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương
  • Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng liên quan tới kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp.
Rate this post
Trồng trọt