Lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?

Nhật Bản là một trong các quốc gia đã có sự chuyển mình mạnh mẽ và đuojwc nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới về lịch sử kinh tế vì có mức tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn. Cùng tìm hiểu ngay về lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản ngay dưới đây.

Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ

  • Giai đoạn 1 vào thời kỳ Edo (năm 1603)
  • Giai đoạn 2 từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868)
  • Giai đoạn 3 từ sau Thế Chiến thứ hai (năm 1945)

Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới dù chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Nhật Bản. Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng con số thương vong lên đến hơn 2,5 triệu người. Sản lượng công nghiệp tụt xuống chỉ còn bằng 1/10, lượng nguyên liệu bị mất mát bằng 1/4 giá trị tài sản quốc gia. Lạm phát gia tăng vì áp lực từ các khoản bồi thường và chi trả cho cựu chiến binh và sự thiếu hụt hàng tiêu dùng.

nhat-ban-da-vuon-len-tro-thanh-cuong-quoc-kinh-te-thu-2-the-gioi

Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã để lại những thách thức cho nền kinh tế Nhật Bản, thiếu năng lượng, thất nghiệp, khủng hoảng nghiêm trọng.

Nguyên nhân nước Nhật phát triển kinh tế thần kỳ sau chiến tranh

Sự phát triển thần kì kinh tế Nhật Bản nhiều lý do dẫn tới sự chuyển mình mạnh mẽ này, đó là:

  • Có nhiều lý do trong đó nước Nhật đã tích cực học hỏi, Chính phủ đã bắt tay thực hiện công cuộc cải cách để vực dậy nền kinh tế
  • Nhật Bản ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây vào phát triển công nghiệp bằng các chính sách mới.
  • Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ”. Sự phát triển thần kì kinh tế Nhật Bản vượt qua Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • Năm 1950 Nhật Bản tổng sản phẩm quốc dân mới đạt 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD
  • Trong những năm 1950-1960 về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, trong những năm 1961-1970 là 13,5%.
  • Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản đã đạt 23796 USD. Nhật đã chính thức vượt qua Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới.
  • Về nông nghiệp, những năm 1967-1969 Nhật Bản áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại nên đã tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước.
  • Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX
  • Trong khoảng thời gian từ 1945-1947, Nhật Bản đã ban hành 3 đạo luật đó là là Luật công đoàn, Luật tiêu chuẩn lao động và Luật điều chỉnh các quan hệ lao động.
  • Giải thể các nhóm Zaibatsu: nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty lớn trong nền kinh tế
  • Giải quyết vấn đề việc làm tăng lương cho công nhân cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện dân chủ hóa lao động.
  • Thực hiện cải tổ các công ty theo hướng phu tập trung hóa ạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ cho tất cả các ngành công nghiệp thúc đẩy cơ chế thị trường hoạt động mạnh nhằm tạo điều kiện để nước Nhật khôi phục kinh tế.
  • Cải cách ruộng đất nhà nước sẽ mua đất và chuyển nhượng cho những nông dân
  • Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ khi từ một đống đổ nát sau chiến tranh. Với sự đồng lòng của toàn thể nhân dân tinh thần nước Nhật khoảng 20 năm sau chiến tranh nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ “thần kỳ”.
  • Khách quan: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
  • Nguyên nhân là do thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
  • Chủ quan: Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ty và xí nghiệp Nhật Bản
  • Nhà nước đề ra các chiến lược phát triển đúng thời cơ để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
  • Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao kỉ luật
  • Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, và coi trọng tiết kiệm
  • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
  • Chính sách ưu tiên sản xuất: ưu tiên sản xuất thép và than. Chính sách hướng đến sự tăng trưởng song song của sản lượng thép và than giúp hồi sinh nền công nghiệp của Nhật Bản. Ưu tiên về nguyên liệu cho công nghiệp điện và sản xuất phân bón.
  • Sự thay đổi của tổ chức chi phối nền kinh tế: Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp điều hoà các chính sách kinh tế của Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu, giúp phát triển kinh tế bền vững hoà hợp các chính sách bảo vệ môi trường.
  • Chính sách chia lại đất đai canh tác: Vào năm 1945, nhà nước đã mua lại đất từ các địa chủ và bán lại với mức giá thường cho nông dân chính sách này được thực hiện để phát triển nông nghiệp. Nhờ vậy, tỉ lệ đất canh tác thuê đã giảm xuống 10%.
  • Hệ thống giáo dục được chú trọng để bồi dưỡng nguồn nhân lực phục hồi đất nước. Hệ thống giáo dục kéo dài 9 năm đã tăng từ 5,1% thu nhập quốc dân (1960) lên 5,6% (1975). Đầu tư cho giáo dục công của Nhật Bản ưu tiên giáo dục đạo đức, kỷ luật, đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản trở thành quốc gia có trình độ học vấn cao nhất.
  • Lực lượng lao động còn được đào tạo tác phong, nghiệp vụ và tính tập thể, Nhật Bản đã đảm bảo được nguồn lao động có nền tảng tốt cho nền kinh tế.
  • Vai trò của người phụ nữ trong công việc cũng được tôn trọng, nguồn nhân lực để phát triển kinh tế đã được bổ sung đáng kể về việc trả lương.
  • Chính phủ cũng khuyến khích tăng trưởng kinh tế khu vực tư nhân, mở rộng giao thương quốc tế, kiểm soát các cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật mới.
  • Đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản có chất lượng cao góp phần vào bước phát triển về kỹ thuật và công nghệ của đất nước.
  • Các nhà quản lý kinh doanh biết nắm bắt thị trường đổi mới phương pháp kinh doanh
  • Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả và đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế.
  • Tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kỹ thuật
  • Chú trọng vai trò điều tiết của kinh tế Nhà nước
  • Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
  • Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước
  • Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác
  • Nhật Bản được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.

Các ngành công nghiệp phát triển và đẩy mạnh

Kinh tế Nhật Bản kinh tế Nhật Bản bước vào sự phát triển thần kỳ sau thế chiến thứ 2 kinh tế Nhật Bản kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ từ 1951- 1973. Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ năm 1960-1969 là 13,5%.

Những ngành công nghiệp đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1950 tăng từ 4,1 tỷ USD lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Mặc dù Nhật hầu như không có mỏ dầu. Công nghiệp sản xuất thép năm 1973 là 117 triệu tấn. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô. Ngành công nghiệp ô tô của Nhật năm 1960, đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ.

nhat-ban-da-vuon-len-tro-thanh-con-rong-chau-a

Nhật Bản đã vươn lên trở thành “con rồng châu Á”

Công nghiệp đóng tàu những năm 1970 chiếm 50% tổng số tàu biển có mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản. Ngành sản xuất của Nhật Bản phát triển nhanh đã làm thay đổi nhanh cơ cấu một số ngành kinh tế lớn. Sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ Nhật đã vươn lên trở thành “con rồng châu Á.

Nhật cũng là một nước sử dụng vốn có hiệu quả. nhiều ngân hàng tại Nhật Bản hấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.   

Tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản cao là một trong những nhân tố quyết định, cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.

Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia được ví như “con rồng châu Á” vì có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu châu Á và thế giới. Nhật đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều quốc gia Nam là một trong những thị trường chủ lực.

Rate this post
Trồng trọt