Kinh tế xanh là gì? Chủ chương phát triển kinh tế xanh ở nước ta

Kinh tế xanh là gì? Chủ chương phát triển kinh tế xanh ở nước ta

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đang được nước ta và các quốc gia trên thế giới quan tâm, hướng tới nhằm bảo vệ môi trường sống trong sạch, bền vững.

Kinh tế xanh

Mô hình kinh tế xanh xuất hiện gắn với bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên ngày càng trở nên rõ ràng và trở thành một mối nguy cơ gia tăng đe dọa phá vỡ tiến trình phát triển bền vững. Hiện tại, có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh từ rộng đến hẹp theo nội hàm của cụm từ này. Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) được coi là đầy đủ nhất: “Nền kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải các-bon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo đảm công bằng xã hội”.

Theo đó, kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế mà còn quan tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường sinh thái. Các chuyên gia của UNEP cũng khẳng định việc xây dựng nền kinh tế xanh không mâu thuẫn với phát triển kinh tế, ngược lại, nó có thể tạo ra động lực cho phát triển kinh tế, tạo ra các việc làm mới phù hợp với bối cảnh mới.

Tình hình phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

Kinh-te-xanh-la-gi
Kinh tế xanh là gì

Xem thêm: Kinh tế xã hội

Tác động xấu từ biến đổi khí hậu đến nền kinh tế

Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực từ thiên tai, dịch bệnh. Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 1,5% GDP hằng năm. Theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2012), đến cuối thế kỷ XXI, nếu mực nước biển dâng lên 1 mét có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.

Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của Tổ chức DARA International (năm 2012) cũng chỉ ra rằng, BĐKH có thể gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030.

Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra lượng phát thải lớn trong tương lai gần. Việc hài hòa các ưu tiên trong nước với các nỗ lực quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là rất cần thiết và có lợi ích đối với định hướng tăng trưởng xanh của đất nước.

Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xanh của chính phủ

Nhận thức được những tác động của BĐKH đến đời sống của người dân, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xanh. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương “phát triển nhanh và bền vững” và phát triển kinh tế xanh: “Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước”.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam chỉ rõ những hoạt động cần ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện “công nghiệp hóa sạch”, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.

Chu-chuong-phat-trien-kinh-te-xanh-o-viet-nam
Chủ chương phát triển kinh tế xanh ở việt nam

Xem thêm: Kinh tế cá thể là gì

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội”; và “Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước…

Trong Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng nêu rõ các nhiệm vụ cho giai đoạn này, trong đó có việc “Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…

Nhằm thực hiện chủ trương về phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.

Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 trồng mới và phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với BĐKH, hấp thụ 2 triệu tấn khí CO2 mỗi năm và tạo sinh kế ổn định cho người dân. Đến năm 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8%-10% so với mức 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm; xây dựng Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam với quy mô 50 ha. Xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp ngành, vùng và địa phương…

Rate this post
Trồng trọt