Nghề “hái” ra tiền nhưng nghề không dành cho tất cả mọi người

Nghề “hái” ra tiền nhưng nghề không dành cho tất cả mọi người

Đó là nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ – một nghề nằm trong top 5 nghề dễ kiếm ra tiền nhất trong tương lai. Nhưng thực tế, có 100 người vào nghề tư vấn bảo hiểm thì đến 95 người bị nghề đào thải.

Nếu bạn muốn xây nhà thì bạn cần chuẩn bị: gạch, vữa, xi măng đúng không? Nếu xây phần móng không tốt thì ngôi nhà ấy không thể vững chắc được. Những người làm nghề tư vấn  bảo hiểm nhân thọ – tư vấn tài chính là những viên đá nền xây dựng kế hoạch tài chính cho tương lai của bạn, gia đình bạn, đảm bảo cuộc sống của bạn bình an, hạnh phúc hơn.

Những người kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không phải mất vốn nhưng vẫn có lãi. Nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng được pháp luật cho phép. Hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc tôn trọng khách hàng, tôn trọng luật doanh nghiệp bảo hiểm do Bộ tài chính quy định.

Nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ là nghề kiếm nhiều tiền

Hoa hồng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cao

Hoa hồng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cao là yếu tố hấp dẫn những ứng viên muốn tìm hiểu về nghề này. Hiện tại, Bộ tài chính quy định mức hoa hồng của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ năm thứ nhất thường từ 25 – 40% tùy loại hình bảo hiểm nhân thọ và có hoa hồng của các năm sau để có thêm nguồn chăm sóc dịch vụ hậu mãi sau bán hàng cho nhân viên. (dịch vụ hậu mãi nghĩa là chăm sóc khách hàng sau bán hàng). Ví dụ nếu khách hàng A tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Cuộc sống tươi đẹp của Manulife với phí 15 triệu đồng/ nam, thời hạn đóng phí là 15 năm thì hoa hồng của nhân viên tư vấn tối đa là khoảng 6 triệu đồng.

Ngoài khoản hoa hồng được quy định theo pháp luật thì nhân viên tư vấn bảo hiểm còn được hưởng các chế độ thù lao khác từ công ty bảo hiểm mà anh ta gắn bó. Chẳng hạn như chi phí hỗ trợ đi lại cho nhân viên, chế độ khen thưởng, thưởng theo doanh số, thưởng tháng, thưởng quý, thưởng năm, nhất là thưởng chuyến du lịch trong nước hay du lịch nước ngoài.

Đó là những chính sách thu hút lao động trong ngành bảo hiểm. Từ nhân viên ngân hàng đến người lao động, từ công nhân viên chức đến sinh viên mới tốt nghiệp,…Tất cả đều muốn “xông pha” chiến trận hòng có nhiều tiền cải thiện cuộc sống.

Theo tin tức tài chính, cả nước có 18 công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Muốn trở thành nhân viên tư vấn bảo hiểm của bất kỳ công ty bảo hiểm nào đó thì trươc hết ứng viên phải tham dự khóa học cơ bản về tài chính và bảo hiểm do công ty đó tổ chức. Sau 5 ngày, thí sinh phải đến trụ sở của Bộ tài chính để thi cử. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm về luật kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, đạo đức nghề đại lý bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm,…Nếu thí sinh đạt 30/40 câu trở lên sẽ đỗ kỳ thi và được cấp chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.

Tuy nhiên, 5 ngày đó chỉ là mới khởi đầu, nhân viên tư vấn mới hiểu tổng quan về tài chính, bảo hiểm chứ chưa đào sâu vào sản phẩm, cách tư vấn sản phẩm, cách chốt hợp đồng như thế nào,…Vì vậy để có thêm kiến thức về sản phẩm hay có thể dẫn thân vào nghề thì nhân viên cần đi học thêm lớp kỹ năng đào tạo bán hàng ở bên ngoài hoặc tận dụng những khóa học miễn phí của công ty.

Khách hàng thường chưa hiểu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ dẫn đến cái nhìn sai lệch

95% tư vấn viên bị đào thải sau ba tháng

“Miếng ngon thì nhiều người dành” nhưng số tư vấn viên bảo hiểm cứ “rớt” dần khi vào nghề được vài ba tháng, thậm chí một vài tuần, có người kết thúc ngay từ những ngày đầu đi học chứng chỉ của Bộ tài chính vì phát hiện ra sống với nghề không hề dễ dàng.

Do nhận thức của người Việt Nam về bảo hiểm nhân thọ còn kém. Có đến khoảng 80 – 90% người dân Việt Nam chưa tham gia hợp đồng bảo hiểm do không ý thức được ý nghĩa quan trọng của bảo hiểm thọ trong khi đó ở nước ngoài chỉ có 10% người chưa có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Số người này không phải vì không tham gia mà vì không được bảo hiểm bảo vệ nữa.

Tưởng như mảnh đất màu mỡ ở nước ta sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhân viên sống với nghề nhưng không phải thế. Khi ý thức còn thấp, người dân cho rằng “bảo hiểm nhân thọ là đa cấp, là lừa đảo” dẫn đến họ có cái nhìn không thiện cảm về nghề này.

Bị khách hàng từ chối, bị khách hàng mắng, miệt thị,…là những lý do khiến những tư vấn viên khó từ bỏ cái tôi cá nhân của mình để dẫn thân chấp nhận với nghề. Theo thống ke, những người bỏ cuộc lên đến 95%, còn lại 5% mới sống sót được với nghề. Tuy nhiên, số người ấy đều thành công và có mức thu nhập rất cao, được tưởng thưởng bằng những chuyến đi du lịch hằng năm rất hoành tráng.

Rate this post
TIN TỨC