Thực trạng nền kinh tế phẳng ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam và nền kinh tế thế giới

Thực trạng nền kinh tế phẳng ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam và nền kinh tế thế giới

 Nền kinh tế phẳng toàn cầu hiện nay đang trở thành hiện thực tại Việt Nam khi chúng ta gia nhập Thái Bình Dương (TPP), ASEAN; trước thực trạng “tốt nghiệp, thất nghiệp” đã và đang là quan tâm hàng đầu của các tân sinh viên, tân cử nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. Vậy nền kinh tế phẳng hiện nay như thế nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Kinh tế phẳng là gì?

 “Kinh tế phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

– “Kinh tế phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác.

–”Kinh tế phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị – xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý…, tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới – quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình.

Đầu tư như thế nào trong nền kinh tế phẳng
Đầu tư như thế nào trong nền kinh tế phẳng

Tìm hiểu thêm: kinh tế nhiều thành phần

Kinh tế phẳng ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng kinh tế

Kinh tế phẳng, do kết quả của quá trình toàn cầu hóa, tạo ra ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung. Quá trình này đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phải lựa chọn cách ứng xử cho hợp với trào lưu, với quy luật để tồn tại và phát triển. Không ai có thể một mình bán một chợ, càng không thể “Trúc xinh trúc mọc một mình vẫn xinh” được nữa. Đương nhiên, trong cái chợ chung này, lợi thế luôn thuộc về kẻ khôn ngoan, linh hoạt. Những kẻ có tầm nhìn toàn cầu, biết nắm bắt và vận dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, có năng lực quản trị tốt và biết khai thác nguồn lực của mình (Quốc gia, doanh nghiệp hay cá nhân) theo chiều sâu sẽ là những kẻ kiếm lợi nhiều hơn.

Kinh tế phẳng có nghĩa là mọi “mấp mô” thuộc các phạm trù như biên giới, lãnh thổ, chế độ chính trị – xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý, tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo những quy luật mới, hình thức mới, phương pháp mới… vừa bảo vệ được mình, vừa góp phần tạo cho thế giới ngày một phẳng hơn.

Là phẳng vết sẹo kinh tế
Là phẳng vết sẹo kinh tế

Bài viết liên quan: kinh tế nhiều thành phần

Khi nói đến cái chợ chung là nói sự bình đẳng giữa người mua với người bán, giữa những người bán với nhau và giữa những người mua với nhau. Do kết quả của toàn cầu hóa, không một quốc gia, vùng lãnh thổ hay doanh nghiệp, cá nhân nào có thể đứng ngoài cái chợ này mà tồn tại được. Luật chơi rất công bằng, bản lĩnh đến đâu, trình độ văn minh đến đâu, tổ chức xã hội tiên tiến, thích ứng đến đâu thì hưởng lợi từ cái chợ này đến đó.

Văn minh nhân loại đang tạo ra những thuận lợi chưa từng có giúp cho các nước đi sau tranh thủ thu hẹp được khoảng cách phát triển, chỉ với điều kiện cả đất nước ấy, cả dân tộc ấy có ý chí hay không, có đoàn kết hay không có phát huy hết sức mạnh, sáng kiến tiềm tàng của từng cá nhân trong đất nước, trong dân tộc ấy hay không.

Hy vọng sân chơi này, trong cái chợ chung này, dân tộc Việt dám chơi ngang hàng, bình đẳng, mở mày mở mặt với các dân tộc anh em khác.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các quá trình thay đổi chủ yếu về mặt kinh tế có tính chất toàn cầu. Đó là quá trình đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới.

Trong quá trình này, một số tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực được hình thành. Chính những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia này đã thâm nhập vào hầu hết các đất nước khác, các quốc gia, khu vực khác. Nó làm cho những quốc gia bảo thủ nhất cũng không thể cưỡng lại. Nó làm mờ nhạt dần đường “biên giới cứng”, đường biên giới truyền thông giữa các quốc gia, mở ra một thời kỳ của nền kinh tế mang tính toàn cầu.

 

 

Rate this post
Trồng trọt