Phát triển kinh tế tư nhân – Động lực phát triển kinh tế đất nước

Phát triển kinh tế tư nhân – Động lực phát triển kinh tế đất nước

Nền kinh tế tư nhân trong thời đại ngày nay được coi là một bước tiến mới trong nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế quốc dân. Để tìm hiểu kĩ hơn về nền kinh tế tư nhân cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kinh tế tư nhân là gì?

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

“Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lí sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

  • Điều kiện gì để trở thành một doanh nghiệp tư nhân
    Điều kiện gì để trở thành một doanh nghiệp tư nhân
  • Bài viết liên quan: kinh tế phẳng
  • Thành phần kinh tế tư nhân
  • Kinh tế cá thể, tiểu chủ
  • Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.
  • Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động.
  • Ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước.
  • Nó có khả năng sử dụng và phát huy có hiệu quả các tiềm năng về vốn, sức lao động, các kinh nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống. 
  • Hạn chế của thành phần này là ở tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. 
  • Vì vậy, một mặt, cần tạo điều kiện để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển; mặt khác, cần hướng dẫn nó dần dần vào kinh tế tập thể một cách tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
  • Các thành phần kinh tế
    Các thành phần kinh tế
  • Tìm hiểu thêm: kinh tế nhiều thành phần
  • Kinh tế tư bản tư nhân
  • Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. 
  • Trong thời kì quá độ ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. 
  • Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao. 
  • Vì vậy, một mặt, nhà nước tạo tâm lí xã hội và môi trường trong kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân (trong đó có các doanh nghiệp tư bản tư nhân) phát triển không hạn chế trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. 
  • Vai trò của kinh tế tư nhân
  • Việt Nam trải qua hơn 30 năm hồi phục nền kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân, cho tới ngày nay thì kinh tế tư nhân được xem như là một phần không thể thiếu, thậm chí là cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cơ cấu nền kinh tế. Bởi kinh tế tư nhân đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều các thành tựu đáng kể
  • Đóng góp vào GDP
  • Phải khẳng định rằng kinh tế tư nhân hiện nay đang đóng góp rất tích cực vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với con số vô cùng ấn tượng. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào cơ cấu GDP qua các năm luôn ở mức trên 43% GDP, cao khoảng gấp 2 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và gấp rất nhiều lần so với khu vực đầu tư nước ngoài. Bằng chứng rõ nhất chính là sự tăng trưởng mạnh về số lượng các doanh nghiệp tư nhân, đạt hơn 110.000 doanh nghiệp (theo thống kê năm 2016). Đặc biệt hơn, thương hiệu của các doanh nghiệp tư nhân không chỉ dừng lại ở trong nội địa mà còn lan tỏa ra cả nước ngoài với những cái tên tuổi là Vingroup, Vinamilk, FPT, DOJI, Hòa Phát, Masan, Thế giới di động,…
  • Mang tới sự hiệu quả về đầu tư tài chính
  • Vấn đề hiệu quả đầu tư tài chính của các kinh tế tư nhân phải kể tới chính là sự thất bại hay làm việc không hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Có rất nhiều các công trình chậm tiến độ, dẫn đến đội vốn cao như dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã chậm tiến độ rất nhiều năm so với dự kiến, dẫn đến đội vốn đến 10 nghìn tỉ, và cho tới nay vẫn chưa hoàn thiện xong. Tuy nhiên, xét về các công trình của khu vực kinh tế tư nhân như tuyến đường trên cao ở đoạn đường Trường Chinh – dự án của kinh tế tư nhân là tập đoàn Vingroup, đã và đang hoàn thiện với tiến độ rất nhanh và được đánh giá hiệu quả hơn rất nhiều so với kinh tế nhà nước.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Việc mong muốn và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tự nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, đặc biệt là hòa chung trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu như hiện nay. Phải nói rằng, các doanh nghiệp nước ngoài rất mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số lượng, như vậy, nếu số lượng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bị đè bẹp và tuyên bố phá sản. Xa hơn nữa, nền kinh tế Việt sẽ mất sự tự chủ và phải phụ thuộc vào các nguồn vốn nước ngoài nhiều.
  •  
  • Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nền kinh tế tư nhân là gì, những phương hướng để phát triển nền kinh tế tư nhân, từ việc phát triển nền kinh tế tư nhân sẽ giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển, mang lại đời sống tốt hơn cho mọi người dân.
     
Rate this post
Trồng trọt