Nuôi lợn bao lâu thì xuất chuồng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm để có thể áp dụng mô hình chăn nuôi phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên đồng thời gợi ý cho người dân kinh nghiệm chăn nuôi lợn hiệu quả.
1. Nuôi lợn bao lâu thì xuất chuồng?
Từ trước đến nay chúng ta vẫn biết rằng, người nông dân chăn nuôi lợn mất rất nhiều thời gian và công sức. Từ khâu chọn giống tốt theo tiêu chuẩn, đến việc chăn nuôi, áp dụng các công nghệ kỹ thuật trong việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phân bổ thức ăn, tiêm truyền phòng ngừa bệnh tật … đều quyết định đến việc cho ra chất lượng thịt lợn đạt chuẩn hay không?
Nuôi lợn thịt bao lâu thì xuất chuồng? Thường khi lựa chọn giống, người dân có xu hướng lựa chọn giống nhập ngoại như các loại: Berkshire, Duroc, Yorkshire middle white, Yorkshire large white, Landrace, Hampshire …Các giống lợn này theo kinh nghiệm chỉ nên nuôi đến khoảng 6 7 tháng, bởi lúc này trọng lượng của chúng đã đạt từ 80 – 100 kg rồi. Như vậy đã đủ điều kiện để xuất chuồng. Trong khoảng thời gian này lợn đạt tỉ lệ nạc cao nhất. Không nên nuôi lợn quá 100kg bởi thịt lợn sẽ nhiều mỡ, không được giá bán.
Nuôi lợn bao lâu thì xuất chuồng?
2. Kinh nghiệm nuôi heo đạt năng suất cao
2.1 Lựa chọn giống heo tốt.
Như chia sẻ bên trên, lựa chọn giống heo tốt quyết định nhiều đến kết quả chăn nuôi, giống heo ngoại thường có vóc dáng cao to, ngực rộng, đòn dài lưng thẳng, vai nở, đùi to, sức khỏe tốt, phàm ăn. Còn các giống heo nội thường nhỏ gọn, lại nhiều mỡ.
Tiêu chuẩn để chọn heo nuôi thịt có nhiều loại:
Heo không hội đủ tiêu chuẩn làm giống, hoặc đủ tiêu chuẩn, nhưng không cần thiết để giống.
Heo nọc, heo nái sinh sản kém.
Heo nọc, heo nái đã già không còn khả năng sinh sản nữa.
2.2 Thiến heo khi còn nhỏ
Thông thường heo khi bị thiến sẽ lành, không chạy nhảy, chỉ ăn ngủ nên nhanh tăng trọng lượng. Heo con thiến vào giai đoạn năm sáu tuần tuổi, vết thương mau lành, lại cho phẩm chất thịt vừa mềm vừa ngon.
Nuôi heo mấy tháng thì xuất chuồng?
➤ Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi heo nái và heo thịt đạt hiệu quả kinh tế cao
2.3 Phương pháp chăm sóc
Đảm bảo không gian tối thiểu cho lợn là 2m2/con. Diện tích nuôi lớn nhỏ phụ thuộc và môn hình kinh doanh của từng hộ. Thường khi nuôi chung chúng sẽ nhanh lớn hơn, tranh nhau ăn uống và trọng lượng thịt đồng đều hơn.
Vệ sinh chuồng trại là một điều hết sức quan trọng, luôn bảo đảm chuồng lợn thông thoáng mùa hè, ấm vào mùa đông. Thiết kế chuồng trại làm sao để đảm bảo cả khâu dọn dẹp vệ sinh dễ dàng thuận tiện. Mỗi sáng chỉ lùa heo ra sân nắng khoảng một giờ, sau đó lại lùa heo vào chuồng để tắm chải cho mát mẻ, sạch sẽ. Lưu ý là theo dõi sức khỏe cho lợn hàng ngày, nếu có 1 số con bị ốm mệt mỏi, có dấu hiệu bệnh cần tách đàn để theo dõi riêng. Khi hồi phục hẳn mới cho nhập đàn trở lại.
Thức ăn hiện nay cho lợn chủ yếu là các loại thức ăn công nghiệp gồm có dạng viên và thức ăn ủ men vi sinh. Các chuyên gia thường khuyên sử dụng thức ăn ủ men vi sinh vừa cho chất lượng thịt sạch, đạt tiêu chuẩn, dễ kiểm soát hơn. Thức ăn cho heo thịt cũng phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, cơ thể heo mới sinh trưởng tốt và tăng trọng nhanh được. Về nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt, nên cung ứng đúng mức theo từng thời kỳ sinh trưởng của chúng.
Bạn có thể tham khảo như sau:
Lợn dưới 30kg đang sức lớn, phát triển mạnh cần bổ sung nhiều khoáng, vitamin.
Lợn dưới 60kg cung cấp đủ đạm.
Lợn dưới 100kg nên ăn nhiều tinh bột, bớt chất béo trong khẩu phần ăn.
Nuôi lợn thịt bao lâu thì xuất chuồng?
2.4 Tiêm chích phòng ngừa bệnh cho heo
Cơ hội kinh doanh cao đồng nghĩa cũng đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Việc tiêm chích phòng ngừa bệnh tật cho lợn rất quan trọng, bởi nếu lơ là thì người dân có thể bị mất trắng. Liên hệ các hiệu thuốc thú y để chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho lợn vào giai đoạn cụ thể: các loại bệnh như thương hàn, dịch tả, toi.
Trên đây là kinh nghiệm nuôi heo cũng như giải đáp thắc mắc nuôi lợn bao lâu thì xuất chuồng, chúng tôi đã tổng hợp qua bài viết, hy vọng cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.