Giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đầy đủ nhất

Giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đầy đủ nhất

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một số mục tiêu và định hướng phát triển từ năm 2020 đến năm 2030.

Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 9 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An,Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ

Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế – Quảng Nam Đà Nẵng – Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu) với Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân.

Vung-kinh-te-trong-diem-phia-Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xem ngay: 4 thành phần kinh tế hiện nay của Việt Nam phát triển ra sao?

Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được mở rộng không gian địa lý.

TĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Có thể nói đây là vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Đây là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, viễn thông, dịch vụ cảng, ngân hàng,…

Vung-kinh-te-trong-diem-phia-Nam-co-he-thong-ket-cau-ha-tang-kha-dong-bo
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ

TP Hồ Chí Minh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các KCN tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, phân bón và vật liệu, hóa chất cơ bản,… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và của cả nước.

Là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam nên ở đây đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần mềm của cả nước.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có casi nhìn tổng quan hơn về khu vực này. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trồng trọt