Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta

Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta

Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành như thế nào? Thành lập từ khi nào? Để có câu trả lời các bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Giới thiệu sơ lược về sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

Các vùng kinh tế trọng điểm được Đảng và Nhà nước xác định là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện nay, trên cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích hơn 90000 km2 (chiếm 27,4% diện tích cả nước) với tổng dân số năm 2009 khoảng 43,9 triệu người (chiếm 51% dân số cả nước), có mật độ dân số là 483 người/km2 (cả nước là 260 người/km2) và tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,2% (cả nước là 29,6%).

Phạm vi lãnh thổ của từng vùng kinh tế trọng điểm như sau:

– Vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thành lập theo quyết định số 747/TTg ngày11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, gồm có thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, có diện tích tự nhiên 10.912 km2, dân số năm 2002 là 8,5 triệu người, chiếm 3,31% về diện tích và 10,7% về dân số so với cả nước.

Vung-vung-kinh-te-trong-diem-Bac-Bo-co-tat-ca-8-tinh-thanh
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tất cả 8 tỉnh thành

Xem ngay: Kinh tế đô thị Hà Nội

Trong Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ là bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì Vùng có 8 tỉnh, thành phố. Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới thành phố Hà Nội (sát nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì tổng diện tích vùng KTTĐ Bắc Bộ mở rộng 11.346,7 km2, bằng 3,5% diện tích cả nước và dân số (tính đến năm 2002) là 13,03 triệu người, bằng 16,4% so cả nước. Đến năm 2009, vùng KTTĐ Bắc Bộ có diện tích là 15594 km2 (chiếm 4,7% diện tích cả nước) và dân số là 1458,9 triệu (người chiếm 16,2% dân số cả nước).

– Vùng KTTĐ miền Trung, được thành lập theo quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ, gồm có thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đến nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định. Vùng có diện tích tự nhiên 27.879 km2, dân số năm 2002 có khoảng 6 triệu người, chiếm 8,47% về diện tích tự nhiên và khoảng 7,49% dân số so với cả nước.

Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đến năm 2009, Vùng KTTĐ miền Trungcó diện tích tự nhiên là 27.976,7 km2, chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số trung bình năm 2009 là 6,1 triệu người bằng 7,1% dân số cả nước. Dân số đô thị chiếm 33,1% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 29,6%).

– Vùng KTTĐ Phía Nam được thành lập theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm có thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên 12.661 km2, dân số năm 2002 có khoảng 9,2 triệu người, chiếm 3,8% về diện tích tự nhiên và khoảng 11,6% dân số so với cả nước.

Lich-su-hinh-thanh-cac-vung-kinh-te-trong-diem-nuoc-ta
Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm nước ta

Xem ngay: 4 thành phần kinh tế hiện nay của Việt Nam phát triển ra sao?

Trong Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Phía Nam ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ phía Nam thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Tổng diện tích vùng KTTĐ sau khi bổ sung là 23.994,2 km2, bằng 7,3% diện tích cả nước và dân số (tính đến năm 2002) là 12,35 triệu người, bằng 15,5% so cả nước.

Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì vùng KTTĐ phía Nam có 7 tỉnh, thành phố. Đến năm 2009, sau khi bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang, vùng kinh tế này gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà rịa – Vũng tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang có diện tích khoảng 30585,8 km2 với dân số khoảng 17,2 triệu người, mật độ dân số đạt khoảng 563 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 49,6%.

– Vùng KTTĐ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có diện tích là 16618,4 km2 với dân số khoảng 6,2 triệu người, có mật độ dân số là 375 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 33,6% (cả nước là 29,6%).

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về kiến thức lịch sử, xã hội của Việt Nam. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trồng trọt