Cách chăn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

Cách chăn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

Hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển mạnh, sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Những năm vừa qua, sản lượng cá xuất khẩu đã tăng nhanh, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Vậy cách chăn cá như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Điều kiện ao nuôi

Cách chăn nuôi cá
                                                  Cách chăn nuôi cá

Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cơm bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch. Nếu ao nhỏ phải được cải tạo vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20 – 30cm.

Ao phải có độ pH – 6,7 không tù cơm, có nguồn nước cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm. Ao có bờ cao  từ 0,4 – 0,5m, cống, đăng dào chắn, giữ cho cá không đi được

Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh bệnh tật, cần phải chuẩn bị điều kiện ao nuôi tốt.

Cách chăn nuôi cá hiệu quả

Thả giống

Cá giống thả phải chọn giống cá khoẻ mạnh, bơi nhanh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vết bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc : Cá trắm cỏ : 100 – 150 gr/con; cá mè, trôi : từ 12 – 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi : 8 – 10 cm/con; tôm càng : 2 – 3 cm/con. Tỉ lệ và mật độ thả tùy vào diện tích ao và mục đích chăn nuôi.

Các loại thức ăn chăn nuôi

Cách chăn nuôi cá
                                                         Cách chăn nuôi cá

 Ao nuôi cá mè làm chủ thức ăn cho cá chủ yếu là bón phân chuồng và lá dầm, phân đạm và phân lân.

Ao nuôi cá trắm làm chủ thức ăn chủ yếu là bèo tấm, bèo dâu, rong cỏ, rau muống, rau nấp, cây ngô non (muốn tăng trọng được 1kg thịt cá trắm cỏ phải tốn 30 – 40kg thức ăn xanh).

Ao nuôi cá trê lai thì thường cho ăn trực tiếp phân hữu cơ (như phân cầu, phân lợn, trâu, bò). Phân của 10 – 15 con lợn có thể nuôi đủ 2.000 con cá.

Ngoài thức ăn xanh, còn cho cá ăn thêm các loại phụ phẩm nông nghiệp: cám, bã, khô dầu, khoai lang, thức ăn chế biến (bột cá, vụn cá, đầu tôm, phế phẩm lò mổ đem nấu với cám gạo, cám ngô)… để nguội cho cá ăn ngày 2 lần. Cá càng lớn sẽ càng ăn tạp, khả năng tiêu hóa mạnh hơn, cần phối hợp các loại thức ăn, chất bột cần nấu chín.… Khối lượng thức ăn hằng ngày nên cân nhắc bằng 10 – 25% khối lượng cá trong ao.

Vào mùa nóng ấm cá sẽ ăn nhiều, phải bón nhiều, mùa đông lạnh cá ăn ít hơn nên cần giảm số lượng. Đối với cá trắm cỏ thì thức ăn được thả vào khung nổi trên mặt nước đặt cách bờ 1,5 – 2m.

>>>> Tham khảo thêm: Người nông dân làm giàu từ chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

Thu hoạch

Thu hoạch cá
                                                Thu hoạch cá

Cá nuôi được 6 – 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách sau:

-Ðánh tỉa – Thả bù : Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn. Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá giống để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa. 

– Thu hoạch hằng năm : Cá nuôi tích cực 1 năm thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.

Quản lý ao nuôi

Trong quá trình nuôi không cần thay nước, chỉ bổ sung lượng nước bốc hơi. Tuy nhiên, cần phải tháo cạn ao để vét bùn, khử trùng, phơi khô khi kết thúc vụ nuôi.

Chăm sóc cá phải đúng kỹ thuật và cho ăn phải đạt 4 yêu cầu: định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh.

Để nuôi thủy sản thành công, người nuôi cần nắm kỹ yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Trên đây là bài tham khảo cách chăn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Chăn nuôi