Hướng dẫn kỹ thuật trồng atiso đỏ cho năng suất cao

Hướng dẫn kỹ thuật trồng atiso đỏ cho năng suất cao

Cây Atiso là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, bởi toàn bộ cây như thân rễ lá hoa đều được sử dụng để làm dược liệu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ hướng dẫn bạn quy trình kỹ thuật trồng atiso cho năng suất cao.

Giới thiệu về đặc điểm của cây atiso đỏ

Cây atiso đỏ được biết đến là trồng ở Malaysia, Ấn Độ và một số vùng thuộc Châu Phi. Cây này du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Tam Đảo, Sapa và nhiều nhất ở Đà Lạt. 

Cây atiso đỏ là cây sống năm một (hàng năm), có chiều cao trung bình từ 1,5 – 2 m. Thân cây thường phân nhánh nhiều ở phần sát gốc, có màu tím nhạt và bóng. Lá cây dài từ 50 – 80cm, có hình trứng, nguyên có răng cưa nhỏ và đều.

Cây ra hoa bắt đầu từ tháng 7 – 10 hàng năm. Hoa mọc đơn lẻ, thường mọc ở nách lá, hoa gần như không có cuống hoa. Tràng hoa có màu vàng hồng hay màu tía, đôi khi màu trắng. Khi hoa tàn sẽ lộ ra quả atiso màu đỏ. Quả nang hình trứng, bên ngoài có một lớp lông thô bao phủ và có 1 đài xanh gắn liền với quả.

Hiện nay, cây atiso đỏ được trồng phổ biến trên cả nước ta. Loại cây này có nhiều công dụng khác nhau như có thể dùng làm cây cảnh, dùng làm thuốc và thực phẩm.

Trên thế giới có các dạng giống chính về atiso như sau:

  • Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, thời gian sinh trưởng dài, mật độ trồng thưa. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.
  • Dạng chuyên bông: Cây thấp, tán nhỏ, thời gian sinh trưởng ngắn, mật độ trồng dày. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.
  • Dạng trung gian bông và lá: Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch lá và bông.

trồng atisoHướng dẫn kỹ thuật trồng atiso đỏ cho năng suất cao

Xem thêm: Tìm hiểu trồng lạc vào tháng mấy để đạt năng suất ca

Hướng dẫn cách trồng atiso đỏ phát triển tốt

Để cây phát triển và cho năng suất cao, bạn hãy tham khảo kỹ thuật trồng atiso dưới đây.

Chọn đất và làm đất

Đối với cây atiso, nên chọn đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, khả năng thoát nước tốt và độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Ngưỡng pH để trồng atiso là từ 5,5 – 6,5, đối với những vùng có nhiệt độ tương đối thấp như Đà Lạt hằng năm cần kiểm tra và cân bằng lại độ pH. 

Khi trồng atiso, bạn có thể tận dụng trồng luân canh với các cây hoa và rau, cây họ đậu. Không nên trồng thâm canh hoặc trồng liên tiếp nhiều vụ, bởi việc này sẽ làm cây không đạt năng suất cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trước khi trồng cây, bạn nên dọn sạch cỏ, cày bừa đất kỹ để làm thoáng đất cũng như tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn trong đất.

Thời vụ

  • Vụ sớm: Trồng cây tháng 4 – 5 và sẽ thu hoạch cuối kỳ tháng 2 – 3.
  • Vụ muộn: Trồng từ tháng 7, tháng 8 dương lịch. Sau khi trồng 2 – 3 tháng, bắt đầu tỉa lứa lá đầu tiên. Các lần tỉa lá tiếp theo nên được thực hiện cách nhau một tháng.

Gieo trồng

  • Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
  • Trồng atiso bằng hạt giống: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.
  • Trồng atiso bằng cây con: Một vài loại Atiso đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng.

Chăm sóc

Tưới nước:  Sau khi trồng cây giống, bạn có thể phủ 1 lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống để giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn vừa mới trồng cây và vào mùa khô, cần tưới nước đầy đủ cho cây 2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa, có thể giảm lượng nước tưới xuống, thay vào đó nên chú đến việc thoát nước cho cây để cây không bị ngập úng.

Bón phân:  Bón phân (tính cho 1 ha/vụ): Phân chuồng hoại mục: 150 – 300m3; vôi bột 1.000 – 1.500kg; phân lân vi sinh (LVS) 500kg; phân vô cơ: N-P-K 2.000 – 2.600kg lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.

Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân LVS rải đều khi làm đất; 1.000kg P2O5, đảo trộn thật đều trước khi trồng.

  • Bón thúc lần 1: Thực hiện sau trồng từ 25 – 30 ngày, kết hợp cắt tỉa lá kém chất lượng và bón 400 – 450kg NPK rải đều phân cách gốc 10 – 15cm.
  • Bón thúc lần 2: Thực hiện sau trồng từ 50 – 60 ngày, bón 100kg N, 250kg P2O5, 150kg K2O rải đều phân cách gốc 15 – 20cm. Đồng thời kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.
  • Bón thúc lần 3: Thực hiện sau trồng 3 tháng, bón 150kg N, 100kg K2O,100kg P2O5 rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.
  • Bón thúc lần 4: Thực hiện sau trồng 4 tháng, bón 150kg N, 250kg K2O, 100kg P2O5 rải đều phân quanh gốc.
  • Bón thúc lần 5: Thực hiện sau trồng 5 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc. 
  • Bón thúc lần 6: Thực hiện sau trồng 6 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc.

Lưu ý: Sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón.

Thu hoạch

Khi cây atiso bắt đầu trổ nụ, bạn nên chú ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm, với độ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Nếu thu hoạch quá muộn thì nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. 

Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – 5cm. Cuống của atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.

trồng atisoHướng dẫn kỹ thuật trồng atiso đỏ cho năng suất cao

Xem thêm: Tháng 5 trồng rau gì ở miền Bắc mang lại năng suất vượt trội?

Một số bệnh thường gặp khi trồng atiso đỏ

Trong quá trình trồng atiso Đà Lạt, bạn cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ thích hợp.

– Rầy mềm: Rầy gây hại mạnh nhất vào mùa khô nóng và sẽ giảm vào mùa mưa. Rầy thường bị rửa trôi khi mưa và tưới nước. Khi phát hiện, bạn hãy cắt bỏ những lá bị hại với mật số cao nhằm giảm độ rầy gây hại. Thường xuyên thu dọn những tàn dư bị hại do rầy gây ra và mang tiêu hủy xa vùng canh tác. Vệ sinh vườn trồng, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi cư trú của rầy. 

– Kiến đỏ: Bạn hãy dùng thuốc diệt kiến, gián pha 1 gói với 8 lít nước rồi phun vào đất trước khi trồng. Hoặc khi nào phát hiện kiến, bạn cần tiến hành phun để diệt trừ kiến đỏ gây hại cho cây.

– Rệp muội: Thường gây hại vào tháng 2. Khi phát hiện rệp muội, bạn tiến hành dùng thuốc Ofatox pha với nồng độ 1% để phun trực tiếp để diệt trừ rệp muội hại cây.

– Sâu xám: Thường gây hại trong giai đoạn cây non từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp thủ công như đào bắt, diệt con trưởng thành… Lưu ý, không nên sử dụng phương pháp hóa học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cây.

– Bọ phấn: Bọ phấn tập trung ở mặt dưới lá và chỉ bay khi cây rung. Cây con và cây mô Atiso cũng là đối tượng gây hại của bọ phấn. Khi ăn bọ phấn chích nhựa cây. 

Khi phát hiện có bọ phấn gây hại nặng cần cắt bỏ lá có mật số cao mang tiêu hủy. Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi cư trú của bọ phấn. Đặt bẫy dính màu vàng để thu bắt bọ phấn. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ cho vườn 2 tháng/ lần. 

– Bệnh đốm lá: Bệnh do nấm Ramularia cynarae gây ra, bệnh lây lan và phát triển nhanh vào mùa mưa khi ẩm độ không khí cao. 

Để phòng trừ bệnh này, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây, tiến hành tiêu hủy những tàn dư và cây bị mắc bệnh để tránh lây lan. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác thoát nước cho cây vào những mùa mưa và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có sức đề kháng chống lại mầm bệnh. 

Lưu ý: Việc phun thuốc bảo vệ thực vật nên kết thúc 1 tháng trước khi bắt đầu thu hoạch.

Trên đây là hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng atiso đỏ và cách chăm sóc theo từng giai đoạn, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng trồng để mang lại năng suất cao.

Rate this post
Trồng trọt