Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?

Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?

Nuôi ong là một mô hình kinh tế phổ biến và được nhiều người áp dụng. Vậy nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì? Dưới đây là một số thông tin cần lưu ý khi nuôi ong để mang lại năng suất cao.

1. Thành phần của một đàn ong cơ bản

Một đàn ong cơ bản gồm các ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng ong. Dựa trên tỉ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Cụ thể tỉ lệ đó là: 1 phần trứng – 2 phần trùng – 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu làm mất cân đối của một trong các tỉ lệ này thì đàn ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học. Các thành phần trong một đàn ong như sau:

Ong chúa 

Thông thường, mỗi đàn chỉ có một con ong chúa và con ong này có thể sống 1 năm nhưng giai đoạn khai thác kinh tế kéo dài khoảng 6 tháng. Ong chúa sẽ đẻ ra các ong thợ, ong đực kế tiếp nhau và cả ong chúa mới.

Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong. Do đó, nếu ong chúa kém thì cả đàn ong phát triển kém. Đặc biệt, khi mất ong chúa, đàn ong sẽ tự tiêu diệt hoặc bốc bay.

nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì
Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?

Ong đực

Ong đực có màu đen và làm nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa để duy trì nòi giống. Sau khi giao phối, con ong này sẽ bị chết hoặc khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói.

Ong thợ

Ong thợ được nở ra từ trứng có thụ tinh và đó là những ong cái nhưng do không được nuôi dưỡng bằng chế độ đặc biệt như con ong chúa nên chúng không có khả năng giao phối với ong đực và không có khả năng sinh sản. Các con ong thợ sẽ làm mọi nhiệm vụ trong đàn, đặc biệt là việc tìm kiếm phấn hoa để làm mật. Trong đó, một số ong thợ làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm nguồn mật, phấn hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút mật chuyển cho ong tiếp nhận.

2. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?

Mật ong không chỉ là loại thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe con người mà còn cung cấp nguồn dược liệu quý cho y học. Nuôi ong trong vườn cây ăn trái là một mô hình kết hợp tuyệt vời giữa trồng trọt và chăn nuôi được nhiều người áp dụng.

Bởi loài ong có tập tính là hút mật trong các bông hoa đang nở. Khi ong được nuôi trong các vườn cây ăn quả chúng sẽ bay đi hút mật và giúp tỷ lệ thụ phấn của hoa tăng lên, tỷ lệ đậu trái cũng tăng lên rất nhiều. Do đó, nuôi ong trong vườn cây ăn quả sẽ giúp tăng sản lượng quả, vừa giúp tăng thêm thu nhập từ ong và sáp ong cho chủ vườn.

Bên cạnh đó, khi được ong thụ phấn thường là hiện tượng giao phấn chéo xảy ra giữa các bông hoa khác nhau nên các gen lặn của cây sẽ không biểu hiện trên quả, năng suất lẫn chất lượng quả thu hoạch sẽ tốt hơn. Ngoài ra, nuôi ong trong vườn cây ăn quả còn giúp diệt trừ côn trùng, vì ong có thể bắt cả sâu bọ và côn trùng có hại cho cây. Từ đó, nông dân hạn chế được việc phải dùng thuốc trừ sâu.

nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì

Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?

➤ Xem thêm: Tìm hiểu cơ hội việc làm khi  học Cao đẳng Dược tại TPHCM

3. Một số lưu ý khi nuôi ong trong vườn

Chọn chỗ đặt ong trong vườn nhà

– Đặt đàn ong gần cây nguồn mật (300 – 700m) và không xa quá 1200m. Gần nguồn nước sạch để ong có thể lấy nước.

– Thuận tiện giao thông, cách xa các trại ong khác trên 3km. Nhưng cần tránh nơi tàu hoả, trâu, bò, xe ô tô đi lại.

– Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng.

– An toàn, không bị trộm cắp và không có nguy cơ hỏa hoạn vào mùa khô.

– Mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi. Không bị ngập lụt vào mùa mưa.

– Đặt nơi xa có kho thuốc trừ sâu, nơi nấu đường, chế biến bánh kẹo.

– Không gần bếp khói, lò gạch hoặc nơi thường xuyên tôi vôi.

Cách chọn thùng nuôi ong

Thùng nuôi được xem là nhà của đàn ong. Hiện nay, có nhiều loại thùng nuôi tùy thuộc vào mục đích và phương pháp nuôi mà bạn lựa chọn loại phù hợp. Thông thường, ở miền núi người ta tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong gọi là bộng ong. Bộng nuôi ong có ưu điểm là duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, nhưng khó khăn khi tổ chức sản xuất lớn để có nhiều mật ong hàng hoá.

Bên cạnh đó, kiểu thùng Langtros được sử dụng khá phổ biến, thùng có kích thước bên trong là 47 x 43 x 25 cm. Loại thùng này thường có hai cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để tiện cho việc di chuyển, có lỗ to và sàn bay để ong ra vào, có nắp đậy để chống nắng mưa. Phần chân để kê cao thùng ong chống địch hại như kiến, cóc…

Cách đặt thùng đàn ong

Thùng ong cần được kê cao 25 – 30cm so với mặt đất và mỗi thùng cách nhau khoảng 1m. Nên đặt cửa ra vào của ong ở các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát như dưới hiên nhà, cạnh gốc cây… Không nên đặt trên sân gạch, nền xi măng, nơi quá ẩm ướt hoặc gần chuồng gia súc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì và những lưu ý khi nuôi ong tại nhà.

Tổng hợp

Rate this post
Chăn nuôi