Tháng 8 trồng cây gì leo giàn cho năng suất thu hoạch cao?

Tháng 8 trồng cây gì leo giàn cho năng suất thu hoạch cao?

Tháng 8 với điều kiện thời tiết mát mẻ, nắng không quá gay gắt là thời điểm phù hợp trồng các cây rau củ leo giàn cho năng suất cao. Vậy tháng 8 trồng cây gì leo giàn?

Tháng 8 trồng cây gì leo giàn?

Tháng 8 là thời điểm lý tưởng trồng các loại rau củ tại nhà, bởi thời điểm này thời tiết bắt đầu vào thu mát mẻ, không quá nóng như hè và cũng không quá lạnh như đông. Do vậy, việc lựa chọn các loại rau trồng phù hợp sẽ giúp đạt năng suất tốt hơn. Vậy tháng 8 trồng cây gì leo giàn?

Dưa leo

Dưa leo là loại cây rất phổ biến ở nước ta và thường được bắt đầu gieo trồng vào tháng 8. Hiện nay, trên thị thường có nhiều giống dưa leo khác nhau, phổ biến nhất vẫn là giống dưa chuột leo giàn.

Cây dưa leo thích hợp trồng mùa ấm và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20 – 30ºC. Mỗi ngày chỉ cần tưới nước đủ 2 lần để đảm bảo cung cấp đủ nước và không bị úng là cây đã có thể phát triển tốt. Sau 30 – 50 ngày, cây dưa leo sẽ bắt đầu ra hoa, khi đó cần tiến hành thụ phấn để đạt hiệu quả tốt.

Mướp đắng

Mướp đắng thường được gọi là cây khổ qua, có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, giống cây này cũng rất dễ trồng và chăm sóc, với thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài, cho thu hoạch lâu dài. 

Sau khi gieo hạt khoảng 7 – 10 ngày sẽ nảy mầm và khi cây cao 25 – 30cm, ra lá thì đem trồng ra chậu lớn hoặc sân vườn rồi làm giàn cho cây. Khoảng 2 tháng sau khi trồng, bạn có thể bắt đầu thu hoạch mướp đắng.

Tháng 8 trồng cây gì leo giànTháng 8 trồng cây gì leo giàn cho năng suất thu hoạch cao?

Xem thêm: Tháng 5 trồng rau gì ở miền Bắc mang lại năng suất vượt trội

Đậu cove

Đậu cove là loại thực phẩm quen thuộc được dùng trong chế biến các món ăn cho gia đình, rất ngon và mát. Loại cây này có thể trồng quanh năm và mang lại năng suất cao khi thu hoạch. Trồng đậu cove không cần tốn quá nhiều diện tích, chỉ cần tận dụng một góc sân vườn là đã có ngay một giàn đậu cove sai trĩu. Chỉ khoảng 50 – 60 ngày trồng bạn đã có thể thu hoạch đậu cove. 

Đậu đũa

Cây đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu đất phải tơi xốp, dễ thoát nước, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, độ pH 6 -7. Thời gian thu quả phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hái sẽ kéo dài. Đậu đũa từ lúc gieo sau khoảng 50 – 60 ngày thì có thể tiến hành thu hoạch.

Bí xanh

Bí xanh thường được gọi là bí đao có vị thanh mát, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Loại cây trồng này có tốc độ phát triển nhanh, cho nhiều quả và dễ dàng chăm sóc. Cây bí đao có thể cho bò trên mặt đất, nhưng để đạt năng suất cao thì nên làm giàn cho cây leo. Nếu bạn đang phân vân tháng 8 trồng cây gì leo giàn thì hãy trồng bí xanh.

Bí ngòi

Bí ngòi là một loại thực phẩm rất quen thuộc với hàm lượng chất dinh dưỡng cao và được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Do đó, nếu chưa biết tháng 8 trồng cây leo gì, bạn có thể lựa chọn trồng bí ngòi. Bởi thời tiết tháng 8 mát mẻ là thời điểm tuyệt vời để trồng cây này. 

Trồng bí ngòi không tốn công chăm sóc, có thể được trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng cây giống. Sau khi trồng cây khoảng 55 – 60 ngày, bạn sẽ bắt đầu được thu hoạch bí ngòi trong vườn nhà mình.

Cà chua

Cà chua là một loại rau quả vô cùng phổ biến ở nước ta, loại quả này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tháng 8 là một trong 4 vụ thích hợp nhất để trồng cà chua. Loại cây này cũng rất dễ trồng và chăm sóc, với thời gian sinh trưởng khoảng từ 100 –  200 ngày. 

Bí đỏ

Bí đỏ thích hợp gieo trồng vào tháng 7, 8 và  thu hoạch tháng 9. Loại cây này rất dễ trồng và không kén đất, hệ rễ phát triển mạnh nên khả năng chịu hạn tốt. Hạt được gieo thẳng hoặc gieo trong bầu, sau đó đem cây con trồng vào đất khi có 1 – 2 lá nhám. Lưu ý, cây bí đỏ cần cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa và thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng.

Đậu rồng

Đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đỗ khế, đây là một loại rau quả được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách trồng cây đậu rồng cũng đơn giản như các loại rau củ quả khác và không phải mất quá nhiều công sức từ khâu gieo trồng cho đến chăm bón và thu hoạch. 

Cây đậu rồng phát triển mạnh mẽ trong vụ xuân từ tháng 2 trở ra và vị thu từ tháng 8 trở đi. Đặc biệt là loại cây dây leo này không cần phải phun thuốc mà vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 18 – 30 độ C,  sau khoảng 3 tháng gieo trồng bạn có thể thu hoạch thành quả của mình. 

Tháng 8 trồng cây gì leo giànTháng 8 trồng cây gì leo giàn cho năng suất thu hoạch cao?

Xem thêm: Gợi ý một số loại cây trồng ở giếng trời trong nhà

Hướng dẫn cách làm giàn trồng cây tại nhà

Đối với các loại cây thân leo như mướp, bầu, bí, mướp đắng, dưa leo thì cần làm giàn khi cây bắt đầu lớn. Việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho hoa kết trái. Ngoài ra, có giàn sẽ giúp cho người trồng dễ dàng thu hoạch và đảm bảo được tính thẩm mỹ của khu vườn nhà.

Chuẩn bị vật dụng làm giàn

  • Cọc giàn: Đối với một số loại cây leo có sức nặng như mướp, bầu, bí, bạn nên dùng sắt, gỗ to hoặc cột bê tông để làm cọc cho chắc chắn. Còn với các loại leo như dưa leo, mướp đắng, các loại đậu, bạn có thể dùng các cọc gỗ, sào tre chắc là được. 
  • Lưới giàn: Để làm lưới cho giàn, bạn có thể sử dụng các dây cước, dây lưới để làm giàn, hoặc có thể dùng các sào tre để tạo lưới.
  • Một số vật dụng khác: kìm, dây thép hoặc dây cước để buộc giàn.

Cách làm giàn trồng cây kiểu giàn đứng

  • Bước 1: Để làm giàn kiểu đứng, bạn cắm các cọc gỗ, tre hoặc bê tông song song với nhau sao cho khoảng cách giữa các cọc từ 2 – 3m.
  • Bước 2: Tiếp đó, bạn giăng dây thép hoặc dây cước vào nóc trên các cọc và phía dưới mép cọc để tạo khung sườn cho giàn.
  • Bước 3: Bạn tiến hành giăng lưới cho giàn leo, dùng dây cước hoặc dây kẽm buộc các góc lưới và dây chằng liên kết trên và dưới cột. Sau đó cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn dùng tấm lưới làm giàn dây leo lớn trải căng ra như bạt che nắng để phủ nóc cho giàn leo. Trong trường hợp bạn không muốn che phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này là đã làm xong giàn đứng cho cây leo.

Cách làm giàn trồng cây hình chữ A

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cắm cọc tre, gỗ xuống đất, tạo khung sườn cho giàn theo hình chữ A. Sau đó, dùng một thanh tre, gỗ dài để đặt lên trên để liên kết các khung sườn với nhau. Dùng dây kẽm để buộc chặt các mối nối để giúp giàn vững chắc hơn.
  • Bước 2: Tiếp đó, bạn tiếp tục tới căng lưới cho giàn leo và dùng các tấm lưới vắt lên trên xà ngang bên khung sườn rồi kéo căng, trải dàn đều nhau. Cuối cùng, dùng dây kẽm hoặc dây cước để buộc cố định lại cho giàn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn tháng 8 trồng cây gì leo giàn phù hợp.

Trồng trọt