Hướng dẫn cách trồng bí đao sai trĩu quả tại nhà

Hướng dẫn cách trồng bí đao sai trĩu quả tại nhà

Bí đao là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với người Việt Nam, với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng bí đao đơn giản tại nhà.

Tìm hiểu đặc điểm của cây bí đao

Bí đao còn có tên khác là bí phấn hay bí đá, có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á và trở thành loại cây này được trồng phổ biến ở khắp châu Á. Đây là loại cây dây leo nên thường được trồng trên giàn hoặc có thể để thân bò trên mặt đất.

Thân bí đao có màu xanh, phủ nhiều lông. Lá có hình tim, phủ lông cả 2 mặt, với kích thước khoảng 10 – 20 cm, xẻ thùy chân vịt. Hoa đơn, có màu vàng bắt mắt.

Quả bí đao có hình dáng thon dài, trái to nhất có thể dài tới 2m. Khi quả còn non có màu xanh lục, dần dần khi quả già sẽ ngả sang màu xanh nhạt dần cùng với các đốm sao màu trắng. Hạt bí đao màu trắng hoặc vàng nhạt, hạt dẹp và hơi nhám.

Cây bí đao thuộc họ bầu bí nên thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phát triển khá nhanh và dễ dàng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh cực tốt. 

trồng bí đaoHướng dẫn cách trồng bí đao sai trĩu quả tại nhà

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng atiso đỏ cho năng suất cao

Trồng bí xanh vào tháng mấy trong năm?

Cây bí đao ưa nắng, thích không khí mát, hoa đơn tính thụ phấn nhờ côn trùng hoặc có thể thụ phấn bổ huyết cho cây bí đậu nhiều trái.

  • Các tỉnh miền Bắc nên trồng bí đao từ tháng 2 – 7 dương lịch là tốt nhất. Có thể trồng sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng năng suất quả không cao do gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi cho cây phát triển.
  • Các tỉnh miền Trung và miền Nam nắng ấm quanh năm có thể trồng bí đao quanh năm. Tuy nhiên, bạn nên tránh mùa mưa, vì cây bí ít chịu úng. Nếu trồng vào mùa mưa cần tiến hành che chắn đảm bảo hạn chế cây chết úng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bí đao tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

  • Hạt giống: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại hạt giống bí đao như bí đao xanh, bí đao chanh… Bạn có thể tìm mua hạt giống tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc siêu thị.
  • Đất trồng: Cây bí đao có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất dày, tơi xốp, đất trung tính. Tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ và có độ pH từ 6,5 – 7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất với xơ dừa, vỏ trấu, phân gà, phân bò, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
  • Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp hoặc mảnh đất trống.

Ngâm ủ hạt giống

Trước khi gieo trồng, bạn cần ngâm hạt giống vào nước có nhiệt độ khoảng 54 độ C trong 2 – 3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt và để ráo. Cho hạt vào khăn ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc.

Bạn cần chú ý giữ cho khăn có đủ ẩm, nhưng tránh quá ẩm vì hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, khi hạt bí đao nhú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gãy.

Gieo hạt

Sau khi hạt nứt thì bạn tiến hành ươm hạt vào bầu, chậu hoặc thùng xốp. Sau đó phủ một lớp đất mỏng và tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Bạn có thể gieo hạt trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Tuy nhiên, ngâm ủ hạt trước khi gieo thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.

Cấy cây con

Khi cây con ra được 1 – 2 lá thì tiến hành cấy cây con. Sau khi cấy che phủ khoảng 5 ngày để cây con không bị cháy lá và tưới nước thường xuyên cho cây.

trồng bí đaoHướng dẫn cách trồng bí đao sai trĩu quả tại nhà

Xem thêm: Tháng 7 trồng cây rau gì để sinh trưởng tốt?

Chăm sóc

Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, trong giai đoạn ra hoa thì tưới nước nhiều hơn để cây sinh trưởng tốt, giúp tỉ lệ đậu trái cao hơn.

Khi cây con ra được 3 – 4 lá thì bạn cần bón lót cho cây bằng phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 15 – 20 ngày lại tiến hành bón đợt tiếp theo.

Làm giàn

Khi cây bí bắt đầu ra tua cuốn, bạn cần làm giàn, có thể tận dụng tre, mắt lưới để cây bò lên. Để bí bò dưới đất khoảng 2m rồi mới cho lên giàn. Ở vị trí cách gốc 50cm, bạn đắp đất chặn ngang đốt để giúp cây ra rễ cố định và hút dinh dưỡng tốt hơn.

Bạn cần chú ý mắc các tua cuốn vào giàn để định hướng leo cho cây. Khi cây có 3 – 4 lá đến 7 – 8 lá thì cắt tỉa lá già và vun gốc để cây vững vàng hơn. Tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bí đao thường gặp một số loại sâu và bệnh gây hại như: rệp, sâu xanh, sâu vẽ bùa, héo xanh, thối đốt cây, sương mai, phấn trắng… Do đó, bạn cần thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.

Thu hoạch

Sau khoảng 50 – 60 ngày trồng, bạn có thể thu hoạch lứa bí đầu tiên. Nếu bạn dùng để nấu canh thì nên hái bí lúc xanh hơi non, còn nếu làm mứt hay nấu trà thì nên để lúc quả già cứng vỏ.

Bí đao có thời gian bảo quản tương đối lâu có thể 3 – 6 tháng tùy giống. Vì vậy, bạn có thể bảo quản bí đao ở nhiệt độ phòng tránh ánh nắng trực tiếp đối với quả nguyên hoặc bảo quản lạnh đối với quả đã cắt dở.

Rate this post
Trồng trọt